Xã Hoà Nhơn giao ban đầu năm Giáp Thìn 2024Lễ phát động Tết trồng cây năm 2024Ảnh 1: Hội nghị cán bộ, công chức và người lao động năm 2023
Ủy ban nhân dân
A+ | A | A-
Ngày đăng: 05/04/2023

Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội

Xã Hòa Nhơn  nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng, có tọa độ từ 15055' đến 16013' độ vĩ Bắc và 107049' đến 108013' độ kinh Đông.

Trụ sở cơ quan hành chính xã Hòa Nhơn được xây dựng tháng 8 năm 1975, địa chỉ thôn Phước Thái, đến năm 1989 cơ quan xã được xây dựng mới tại thôn Phú Hòa 1; Hiện nay Hòa Nhơn là xã nông nghiệp nằm về phía bắc Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, là xã vừa đồng bằng, vừa trung du có địa hình bán sơn địa. Vị trí:

 – Phía Đông giáp phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ,

 – Phía Tây giáp xã Hòa Phú,

 – Phía Nam giáp xã Hòa Phong,

 – Phía Bắc chạy dọc theo dãy núi Phước Tường giáp với xã Hòa Sơn.

 Xã Hòa Nhơn có 3 HTX nông nghiệp, 01 trường Mầm non, 02 trường tiểu học, 01 trường trung học sơ sở và 01 trạm y tế xã.

– Về dân số có 3.566 hộ với 14.623 nhân khẩu được hình thành ở 15 thôn

– Cơ cấu tổ chức: Nhiệm kỳ UBND xã Hòa Nhơn 2016-2021

          + Chủ tịch:           Nguyễn Tấn Phát

          + Phó Chủ tịch:    Trần Văn Thu

                                       Ngô Văn Đạt

          + Ủy viên UBND: Nguyễn Đình Thu

                                       Nguyễn Thanh Dương

Được bầu: Hội đồng nhân dân xã Hòa Nhơn khóa XII, nhiệm kỳ 2016-2021

Địa chỉ: Thôn Phú Hòa 1, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Hòa Nhơn là một xã luôn gắn với quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất Hòa Vang và cả thành phố Đà Nẵng. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ địa bàn xã Hòa Nhơn đã chia cắt và đặt nhiều tên xã trong nhiều thời kỳ, gồm có xã Thạch Thất, xã Diêu Đài, xã Phú Thọ; Xã Hòa Ninh, xã Hòa Nam, xã Hòa Phú, xã Hòa Thịnh và sau ngày đất nước được hòa bình độc lập mới hợp nhất đặt tên là xã Hòa Nhơn.

           Kinh tế – xã hội của xã Hòa Nhơn trong những năm qua phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức 8- 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ (tỷ lệ 47%) – Công nghiệp (tỷ lệ 36%) – Nông nghiệp (tỷ lệ 17%). Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động dịch vụ và công nghiệp. Giá trị công nghiệp xây dựng tăng bình quân 3,58%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 27,870 triệu đồng/người/năm (năm 2015) đến tháng 9/2018 đạt 40 triệu đồng/người/năm.

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Năm 2015

 

Năm 2016

 

Năm 2017

DK năm
2018

Tổng giá trị sản xuất
( Giá gốc 2010)

Tỷ đồng

574,298

633,378

699,450

777,820

 – Nông- lâm- thuỷ sản

"

94,839

101,288

107,872

114,776

 – Công nghiệp- Xây dựng

"

288,840

319,168

353,319

395,718

 – Dịch vụ

"

190,619

212,921

238,259

267,327

Tổng giá trị sản xuất
( Giá thực tế)

"

788,230

905,887

1,043,863

1,209,669

 – Nông- lâm- thuỷ sản

"

130,878

141,803

156,414

169,868

 – Công nghiệp- Xây dựng

"

389,934

453,219

522,912

609,405

 – Dịch vụ

"

267,418

310,865

364,536

430,396

Tổng giá trị gia tăng
(GRDP- Giá thực tế)

"

338,857

386,681

445,663

515,996

 – Nông- lâm- thuỷ sản

"

68,675

74,174

81,814

88,851

 – Công nghiệp- Xây dựng

"

120,307

138,566

159,875

186,317

 – Dịch vụ

"

149,876

173,945

203,976

240,828

Cơ cấu kinh tế (Giá thực tế)

%

100

100

100

100

 – Nông- lâm- thuỷ sản

%

20.3

19.18

18.4

17.22

 – Công nghiệp- Xây dựng

%

35.5

35.83

35.9

36.11

 – Dịch vụ

%

44.2

44

98.45.8

46.67

 

Bảng: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế qua các năm

          Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 9,4%/năm, năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt khá, từng bước phát triển theo hướng hàng hóa phục vụ đô thị, ứng dụng công nghệ cao, toàn xã có hơn 10 mô hình sản xuất đem lại thu nhập cao cho người dân như: mô hình trồng nấm linh chi của HTX nấm Nhơn Phước; mô hình nuôi gà thả vườn, mô hình giá cát; mô hình trồng rau ở 3 thôn Thạch Nham Tây, Phước Hưng Nam và Ninh An; mô hình sản xuất lúa giống hữu cơ 15 ha ở thôn Thái Lai, Phước Hưng Nam; mô hình cánh đồng mẫu lớn thôn Hòa Khương Tây; mô hình HTX gà Thạch Nham Tây, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả …,chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn. Kinh tế rừng trở thành nguồn thu nhập chính đối với các thôn có đồi núi, hằng năm trồng mới gần 100ha, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt 60%.

           Cùng với quá trình đô thị hóa theo xu hướng phát triển chung của thành phố, huyện, trên địa bàn xã có nhiều dự án quy hoạch, giải tỏa đền bù, tái định cư, hơn 100 hộ giải tỏa và bố trí tái định cư đến nơi ở mới, nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng tạo điểm nhấn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của xã như: đường Nam Hải Vân – Túy Loan, QL14B, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đường Hoàng Văn Thái -Trước Đông nối dài, Trung tâm văn hóa thể thao xã, xây dựng kinh tế hạ tầng khu tái định cư trên tuyến đường ĐH2 thuộc dự án phát triển thành phố Đà Nẵng, dự án trụ sở làm việc UBND xã Hòa Nhơn.

          Văn hóa, xã hội, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục tăng lên cả về số lượng và chất lượng, mạng lưới trường lớp được mở rộng, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục, toàn xã có ¾ trường đạt chuẩn quốc gia, Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên, thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được chú trọng. Thực hiện chính sách an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là chăm lo người có công cách mạng, đời sống hầu hết các gia đình chính sách được nâng lên rõ rệt, đã có nhiều giải pháp hỗ trợ để thực hiện giảm 403 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 4% ( theo chuẩn TW) xuống còn dưới 5% (theo chuẩn thành phố), xây mới và sửa chữa 243 nhà chính sách, tổng kinh phí 5 tỷ 970 triệu đồng, giải quyết việc làm hằng năm trên 200 lao động.

           Công tác quốc phòng, an ninh đảm bảo, ổn định. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng hiện nay đạt nhiều kết quả, hệ thống chính trị cơ sở được kiện toàn, MTTQVN, các Hội, đoàn thể nhiều năm liền được công nhận là đơn vị vững mạnh, vững mạnh xuất sắc, Đảng bộ xã không có Chi bộ yếu kém, nhiều năm liền được công nhận Đảng bộ "Trong sạch vững mạnh".

           2. Thuận lợi, khó khăn

           a) Thuận lợi

          – Với vị trí nằm bao bọc về phía bắc của Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang có ưu thế ở cả ba loại địa hình là đồi núi, trung du, đồng bằng, Quỹ đất tự nhiên 3.259ha trong đó: đất nông nghiệp: 2.415,2ha; đất phi nông nghiệp: 715,1ha; đất ở nông thôn: 249,9ha.

Đây là tiềm năng và lợi thế rất lớn để xã phát triển trong bối cảnh gắn với quy hoạch phát triển chung của thành phố Đà Nẵng và huyện Hòa Vang.

         – Nguồn tài nguyên rừng phong phú, diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 912 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 60%; Đây cũng là lợi thế trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch.

           Ngoài ra, với nguồn tài nguyên khoáng sản hiện có trên địa bàn xã thuận lợi cho đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng…và hướng đến thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái làng Thái Lai.

           – Hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông thuận lợi, bao gồm hệ thống đường liên xã đã và đang được đầu tư đồng bộ…, nhiều dự án, công trình quan trọng sẽ triển khai và đưa vào hoạt động như đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, đường 14B, khu kinh tế hạ tầng đường ĐH2 Hòa Nhơn đi Hòa Sơn, Trung tâm hành chính xã, Trung tâm văn hóa thể thao xã… vừa tạo không gian kết nối, vừa tạo động lực để xã phát triển.

           – Dân số của xã hiện nay 15.151 người, tốc độ tăng dân số bình quân 2%/năm, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 55% và tăng nhanh qua các năm.  Đây cũng là điều kiện thuận lợi để xã thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội.

            b) Khó khăn

          Kinh tế của xã tăng trưởng khá, nhưng quy mô còn nhỏ. Sản xuất kinh doanh đứng trước nhiều thách thức khó khăn. Nguồn thu ngân sách còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. mặt trái của cơ chế thị trường và đô thị hóa làm phát sinh các vấn đề xã hội bức xúc, tình trạng thiếu việc làm, các tệ nạn xã hội. Hòa Nhơn với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp sẽ tiếp tục giảm do đô thị hóa. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh bất thường…đó là những khó khăn, thách thức lớn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tin cùng chuyên mục

 
 
 
Lượt truy cập: 394,188 Hôm qua: 195 - Hôm nay: 60 Tuần này: 12,090 - Tuần trước: 863 Tháng này: 54,054 - Tháng trước: 36,133 Online: 3

LIÊN KẾT

Chung nhan Tin Nhiem Mang