Xã Hoà Nhơn giao ban đầu năm Giáp Thìn 2024Lễ phát động Tết trồng cây năm 2024Ảnh 1: Hội nghị cán bộ, công chức và người lao động năm 2023
Ủy ban mặt trận tổ quốc
A+ | A | A-
Ngày đăng: 05/04/2023

1/Lịch sử:

Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1930.

Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Mặt trận không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam – một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kế tục và phát huy vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, miễn là tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh", góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.

2/ Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

  – Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (năm 1999) quy định về 7 nhiệm vụ cơ bản  của MTTQ Việt Nam, đó là:

+ Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân.

+ Tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

+ Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Tập hợp ý kiến, kiến nghị  của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước

+ Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.

+ Cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

+ Tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới; góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, vì hoà bình, hợp tác và phát triển.

  – Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định mới liên quan đến quyền và trách nhiệm cũng như chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo đó, Điều 9 so với Hiến pháp năm 1992 đã có những điểm mới rất quan trọng.

 Thứ nhất, là Hiến pháp đã hiến định chức năng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam. Nói thế cho gọn, chứ thực ra chức năng giám sát đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1992 rồi. Nhưng phản biện xã hội là mới hoàn toàn. Cơ chế giám sát với cơ chế phản biện khác nhau.

Thứ hai, là đã hiến định được chức năng Mặt trận đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Chức năng MTTQ Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân đã được Đảng khẳng định liên tục, xuyên suốt qua các văn kiện Đại hội X, XI, rõ nhất là trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), tới đây, chức năng này tiếp tục được thể chế hóa trong Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi).

Thứ ba, một vấn đề rất quan trọng có tính chất lịch sử là lần đầu tiên Hiến pháp đã hiến định về các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam. Mặc dù Hiến pháp 1992, ở Điều 1 cũng đã nói đến các tổ chức thành viên của Mặt trận nhưng không rõ. Hiện nay, Hiến pháp (sửa đổi) ở khoản 1 Điều 9 vẫn ghi như thế, nhưng khoản 2 thì ghi rõ 5 tổ chức chính trị xã hội (Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam) và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình, đồng thời phối hợp và thống nhất hành động trong MTTQ Việt Nam. Điều này khẳng định MTTQ Việt Nam là một thể thống nhất, bao gồm UBMTTQ và các tổ chức thành viên.

Thứ tư, về điều kiện đảm bảo cũng "mở” hơn bằng việc quy định Nhà nước không những tạo điều kiện cho Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động, mà còn cho cả các tổ chức xã hội khác (chưa phải là thành viên của Mặt trận) hoạt động.

* Theo đó, nhận diện chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể chỉ ra như sau:

+ Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;

+ Thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội;

+ Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân;

+ Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước;

+ Giám sát, phản biện xã hội.

Và tương ứng với những chức năng cơ bản trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những nhóm nhiệm vụ cơ bản như: tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giám sát và phản biện xã hội; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; thực hiện và mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân.

Từ nhiệm vụ chung của Mặt trận tổ quốc nêu trên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc từng cấp cần căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ và tình hình cụ thể của mỗi địa phương để đề ra nhiệm vụ cụ thể cho Mặt trận cấp mình trong mỗi kỳ Đại hội, hay chương trình phối hợp thống nhất hành động từng năm một cách  phù hợp và có tính khả thi.

 Việc xác định nhiệm vụ cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong từng thời gian và tổ chức thiết thực, hiệu quả là vấn đề cần quan tâm vào đối  với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở mỗi cấp. Bác Hồ đã dạy: “hãy nhằm vào một số điều chỉnh để làm cho tốt, cho có hiệu quả còn hơn là việc gì cũng làm, mà chẳng được việc gì làm cho đến nơi” .

 Hoạt động thực tiễn của Mặt trận những năm qua chứng tỏ, ở nơi nào Mặt trận chủ động đề xuất chương trình phối hợp và thống nhất hành động hàng năm một cách cụ thể, biết tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận gắn với nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền, tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc trong đời sống của nhân dân địa phương thì hoạt động của Mặt trận đạt hiệu quả thiết thực, vai trò, vị trí của Mặt trận được Đảng, chính quyền, nhân dân thừa nhận.

Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hình tròn, nửa phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới là hoa sen trắng. Đường ngoài vòng cung màu vàng biểu hiện hai nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc trên nền cờ đỏ. Phía dưới cùng là hình tượng nửa bánh xe màu đỏ có dòng chữ Việt Nam.

Lấy ngày 18 tháng 11 hàng năm là ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân tộc


ScreenHunter_001



ScreenHunter_002



ScreenHunter_003


Tin cùng chuyên mục

 
 
 
Lượt truy cập: 394,211 Hôm qua: 195 - Hôm nay: 83 Tuần này: 12,090 - Tuần trước: 886 Tháng này: 54,054 - Tháng trước: 36,156 Online: 4

LIÊN KẾT

Chung nhan Tin Nhiem Mang